TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC RỬA KÍNH Ô TÔ CHUYÊN DỤNG

Những chất bẩn bám trên bề mặt kính xe bao gồm bụi bẩn từ môi trường, nhựa cây, phân chim, xác côn trùng hay vết sơn… Những chất bẩn này rất khó trôi nếu chỉ sử dụng riêng nước sạch cơ bản để rửa, vì chúng không thể hòa tan các chất bẩn như xác côn trùng hoặc khói thải và thậm chí lưỡi chổi gạt cũng không thể lau được các chất bẩn bám trên kính dưới dạng màng. Vậy nên, các nhà sản xuất thường khuyến cáo người dùng sử dụng các loại nước có pha hóa chất, phụ gia để giúp trình vệ sinh kính tốt hơn.

Theo các chuyên gia kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô, nếu bạn không sử dụng đúng loại nước rửa kính hoặc dùng nước rửa kính có chất lượng tốt thì kính xe của bạn sẽ sớm ố bẩn, dính nhiều những vết lốm đốm, lâu ngày đóng thành vệt vừa mất thẩm mĩ vừa gây ảnh hưởng tới tầm nhìn. Trong trường hợp chọn sai nước rửa kính thì bản thân nước rửa sẽ gây ố vàng kính, ăn mòn cần gạt hay thậm chí là đóng vảy trong thùng chứa nước.

Tiêu chí chọn nước rửa kính ô tô chuyên dụng:

Để chắc chắn rằng loại nước rửa kính bạn chọn có thể đáp ứng được các yêu cầu về kĩ thuật, hãy lựa chọn nước rửa kính theo các tiêu chí sau:

– Khả năng tẩy rửa tốt: nước rửa kính ô tô chuyên dụng phải tẩy rửa được các chất bẩn sao cho tốt nhất, đặc biệt là có thể tẩy cả những chất bám khó chịu như dầu mỡ, nhựa cây, xác côn trùng …

– Nước rửa kính ô tô chuyên dụng phải có độ nhớt nhất định, giúp cho lưỡi cao su có thể thoải mái trượt trên kính, giúp quá trình lau kính bớt ồn và nước rửa không bị bắn mạnh dù xe chạy ở vận tốc lớn.

– Nước rửa kính ô tô chuyên dụng phải giữ được độ lỏng và đã được khử trùng. Bởi lẽ, nếu trong nước có bào tử rêu thì có thể tạo lớp rêu đóng trên bề mặt kính, thậm chí kết rêu ngay trong vòi phun và bính chứa nước, gây hậu quả là vòi phun bị tắc và không thể vệ sinh được.

– Nước rửa kính ô tô chuyên dụng có độ bay hơi thấp, có độ tinh khiết cao để không tạo thành màng keo hoặc kết tủa do chứa ion khoáng trên bề mặt kính.

– Nước rửa kính ô tô chuyên dụng phải không chứa các chất gây ăn mòn kim loại, ví dụ như muối và axit nhẹ (giống như nước mưa). Ngoài ra phải không ăn mòn cao su và không quá độc hại với da.

Những loại nước rửa kính thông dụng

Hiện tại, trên thị trường khá đa dạng 2 loại nước rửa kính: nước rửa kính ô tô sử dụng ngay và nước rửa đậm đặc tự pha. Loại nước rửa kính có thể sử dụng ngay thì bạn có thể đổ thẳng vào bình chứa nhưng nhược điểm là không biết rõ nguồn gốc hóa chất để pha có uy tín hay không. Còn loại đậm đặc thì mua về tự pha với 1 lượng nước cất nhất định rồi đổ vảo bình và ưu điểm của loại này là có thể chọn được loại tốt nếu mua các sản phẩm uy tín và xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra loại đậm pha cũng kinh tế và hiệu quả cao hơn so với loại pha sẵn.

Cách pha nước rửa kính ô tô

Nếu bạn muốn dùng loại nước rửa kính ô tô chuyên dụng, có thể mua các chai như Nước rửa kính ô tô mini của WURTH 32ml (Đức) hay WAXCO 500ml (Malaysia) pha theo tỉ lệ 1:100 (1 lọ mini của WURTH pha được với 3L nước) sau đó đổ vào bình chứa nước rửa kính. Tốt nhất nên chọn nước đã qua máy RO để pha thì đỡ cặn bình sau này

Có rất nhiều tài xế tin rằng có thể dùng nước rửa bát pha với nước cất để làm nước rửa kính. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai lầm vì loại nước tự pha này không chuyên dụng cho chất liệu kính thủy tinh hữu cơ nên có khả năng gây ô-xy hóa, hỏng đường dây dẫn trong hệ thống rửa tự động của xe, ăn mòn cao su và làm xơ cứng thanh lau kính.

Chưa kể, việc dùng xà phòng hay nước rửa chén để rửa kính mà chia tỉ lệ không tốt, khi phun lên kính sẽ có bọt, để lại vệt hay màng xà phòng trên kính, làm mở kính xe. Lúc này, bạn lại phải phun thêm 1 lượt nước sạch lên kính để tẩy lớp xà phòng này đi, vừa mất công lại vừa có hại cho xe.